Chia sẻ:

Để hiểu rõ hơn về các loại mạch điện điều khiển động cơ cơ bản, sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động của từng loại mạch khác nhau đang được ứng dụng rộng rãi.

Phương Minh xin gửi đến quý khách hàng thông tin tổng hợp 12 mạch điện điều khiển động cơ cơ bản:

1. MỞ MÁY TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ:

1.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

 

1.2. Nguyên lý hoạt động.

Mở CB đèn vàng báo hiệu sáng.

Nhấn nút M, contactor K có điện → đóng tiếp điểm duy trì K(3, 5) → đóng tiếp điểm chính K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho động cơ hoạt động, đồng thời đèn xanh báo hiệu sáng, mở tiếp điểm K(8, 4) → đèn vàng tắt.

Nhấn nút D, contactor K mất điện → nhả tiếp điểm chính K ở mạch động lực → động cơ ngừng hoạt động.

Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm RN(4, 2), contactor K mất điện → nhả tiếp điểm động lực K→ động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm RN(6, 2) → đèn đỏ báo hiệu sáng.

2. MỞ MÁY TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ – TẮT MỞ 2 VỊ TRÍ

2.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

2.2. Nguyên lý hoạt động:

Bật CB, đóng đèn vàng báo hiệu sáng.

Nhấn bất kỳ một trong các nút M1, M2 thì contactor K có điện → đóng tiếp điểm duy trì K(5, 7) → đóng tiếp điểm chính K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho động cơ hoạt động, đồng thời đèn xanh báo hiệu sáng và mở tiếp điểm K(8, 4) → đèn vàng tắt.

Nhấn bất kỳ một trong các nút D1, D2: làm hở mạch → contactor K mất điện → nhả tiếp điểm chính K ở mạch động lực → động cơ ngừng hoạt động.

Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm RN(4, 2), contactor K mất điện, các tiếp điểm động của contactor K mở ra → động cơ ngừng hoạt động, đồng thời tiếp điểm RN(6, 2) đóng lại → đèn đỏ báo hiệu sáng.

3. MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ QUY ĐỊNH

3.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

3.2. Nguyên lý hoạt động:

Nhấn nút 1M, contactor 1K có điện → đóng tiếp điểm duy trì 1K(3, 5) → đóng tiếp điểm 1K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho 1M (DC1) hoạt động.

Nhấn nút 2M, contactor 2Kcó điện → đóng tiếp điểm duy trì 2K(5, 7) → đóng tiếp điểm chính 2K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho 2M (DC2) hoạt động.

Nhấn nút 3M, contactor có điện → đóng tiếp điểm duy trì 3K(7, 9) → đóng tiếp điểm 3K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho 3M (DC3) hoạt động, đồng thời đèn xanh báo hiệu bật sáng.

Nếu 1M không hoạt động thì 2M và 3M cũng không hoạt động, nếu 1M hoạt động, 2M không hoạt động thì 3M cũng không hoạt động.

Nhấn nút D, ngừng cấp điện cho mạch điều khiển → động cơ ngừng hoạt động.


Khi có sự cố quá tải hoặc mất pha thì các relay nhiệt RN tác động (mở tiếp điểm (10, 8) hoặc (8, 6) hoặc (6, 2)) → ngừng cấp điện cho các contactor → ngừng hoạt động của 3 động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm RN(4, 2) → đèn đỏ báo hiệu bật sáng.

4. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ DÙNG NÚT NHẤN ĐƠN.

4.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

4.2. Nguyên lý hoạt động:

Động cơ quay thuận: nhấn nút MT, contactor KT có điện → đóng tiếp điểm duy trì KT(3, 5) → đóng tiếp điểm chính ở mạch động lực → cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận, đèn xanh báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm KT (10, 6) mở, khống chế contactor KN → động cơ không thể quay nghịch.

Nhấn nút D, contactor KT mất điện → tiếp điểm chính KT ở mạch động lực mở → động cơ ngưng hoạt động.


Muốn động cơ quay nhịch: nhấn nút MN, contactor KN có điện → đóng tiếp điểm duy trì (3, 7) → đóng tiếp điểm chính KN ở mạch động lực → cấp điện cho động cơ quay theo chiều nghịch, đèn vàng báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm contactor KN (8, 6) mở, khống chế contactor KT → động cơ không thể quay thuận.

Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (6, 2), contactor K mất điện → nhả tiếp điểm động lực K → động cơ mất điện, đồng thời đong tiếp điểm (4, 2), đèn đỏ báo hiệu sáng.

5. ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ

5.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

5.2. Nguyên lý hoạt động:

Nhấn nút MT, contactor KT có điện → đóng tiếp điểm duy trì KT(3, 5) → đóng tiếp điểm chính KT ở mạch động lực → cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận, đèn xanh báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm nút nhấn kép MT(9, 11) mở, tiếp điểm contactor KT (10, 6) mở, khống chế contactor KN → động cơ không thể quay nghịch.

Nhấn nút D, contactor KT mất điện → nhả tiếp điểm chính KT ở mạch động lực →động cơ mất điện.


Muốn động cơ quay nghịch:Nhấn nút MN, contactor KN có điện → đóng tiếp điểm duy trì KN(3, 9) → tiếp điểm chính KN ở mạch động mạch động lực đóng → cấp điện cho động cơ cho động cơ quay theo chiều nghịch, đèn vàng báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm nút nhấn kép MN(5, 7) mở, tiếp điểm contactor KN (8, 6) mở, khống chế contactor KT → động cơ không thể quay thuận.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (6, 2), contactor K mất điện → nhả tiếp điểm động lực K → động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm (4, 2) → đèn đỏ báo hiệu sáng.

6. ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ VÀ GIỚI HẠN HÀNH TRÌNH ĐƠN

6.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

6.2. Nguyên lý hoạt động.


Chọn một chiều quay nhất định, ví dụ cho động cơ quay thuận: nhấn nút MT, contactor KT có điện → đóng tiếp điểm duy trì (3, 5) → đóng tiếp điểm chính KT ở mạch động lực → cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận, đèn xanh báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm contactor KT (10, 6) mở, khống chế contactor KN → động cơ không thể quay
nghịch. Khi hành trình đụng vào công tắc HT1, tiếp điểm HT1 (5, 7) mở ra contactor KT mất điện → mở tiếp điểm chính KT ở mạch động lực → động cơ ngừng quay thuận, đèn xanh báo hiệu tắt.


Nhấn nút D, contactor KT mất điện → nhả tiếp điểm chính KT ở mạch động lực →động cơ mất điện.


Muốn động cơ quay nghịch: nhấn nút MN, contactor KN có điện → đóng tiếp điểm duy trì (3, 9) → đóng tiếp điểm chính KN ở mạch động mạch động lực → cấp điện cho động cơ cho động cơ quay theo chiều nghịch, đèn vàng báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm KN (8, 6) mở, khống chế contactor KT → động cơ không thể quay thuận. Khi hành trình
đụng vào công tắc HT2, tiếp điểm HT2 (9, 11) mở ra contactor KN mất điện → mở tiếp điểm chính KN ở mạch động lực → động cơ ngừng quay thuận, đèn vàng báo hiệu tắt.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (6, 2), contactor K mất điện → nhả tiếp điểm động lực K → động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm (4, 2) → đèn đỏ báo hiệu sáng.

7. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ VÀ GIỚI HẠN HÀNH TRÌNH KÉP


7.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

7.2. Nguyên lý hoạt động:


Chọn một chiều quay nhất định, ví dụ cho động cơ quay thuận: nhấn nút MT, contactor KT có điện → đóng tiếp điểm duy trì (3, 5) → đóng tiếp điểm chính KT ở mạch động lực → cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận, đèn xanh báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm contactor KT (10, 6) mở, khống chế contactor KN → động cơ không thể quay
nghịch. Khi hành trình đụng vào công tắc HT1, tiếp điểm HT1 (5, 7) mở ra contactor KT mất điện và tiếp điểm HT1 (3, 9) → đóng tiếp điểm chính KN ở mạch động lực → cấp điện cho động cơ quay theo chiều ngược lại, đèn vàng báo hiệu sáng. Khi hành trình đụng vào công tắc HT2, tiếp điểm HT2 (9, 11) mở ra contactor KN mất điện và tiếp điểm HT2 (3, 5)
đóng lại → contactor KT có điện, cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận. Quá trình cư thế lặp lại.


Nhấn nút D, contactor KT mất điện → nhả tiếp điểm chính KT ở mạch động lực →động cơ mất điện.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (6, 2), contactor K mất điện → nhả tiếp điểm động lực K → động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm (4, 2) → đèn đỏ báo hiệu sáng.

8. MẠCH MỞ MÁY TRÌNH TỰ 2 ĐỘNG CƠ


8.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

8.2. Nguyên lý hoạt động:


Nhấn nút 1M, contactor 1K có điện → đóng tiếp điểm duy trì (3, 5) → đóng tiếp điểm 1K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho Đ1, đèn xanh báo hiệu sáng.


Nhấn nút 2M, contactor có điện → đóng tiếp điểm duy trì (5, 7) → đóng tiếp điểm chính 2K ở mạch động lực → cấp điện 3 pha cho Đ2, đèn vàng báo hiệu sáng.


Nếu Đ1 không hoạt động thì Đ2 cũng không hoạt động.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác động (mở tiếp điểm (2, 6) hoặc (6, 8)), ngừng cấp điện cho 2 contactor → ngừng hoạt động của 2 động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm (4, 2) → đèn đỏ báo hiệu sáng.

9. MỞ MÁY TRÌNH TỰ 2 ĐỘNG CƠ DÙNG TIMER


9.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

9.2. Nguyên lý hoạt động:


Nhấn nút 1M, contactor 1K có điện → đóng tiếp điểm duy trì 1K(3, 5) → đóng tiếp điểm 1K ở mạch động lực → cấp điện cho Đ1 hoạt động, đèn xanh báo hiệu sáng. Lúc này Timer T có điện. Sau thời gian T, tiếp điểm timer (5, 7) đóng lại → cấp điện cho contactor K2 → đóng tiếp điểm chính K2 ở mạch động lực → động cơ Đ2 có điện đèn vàng báo hiệu
sáng.


Nhấn nút D, contactor K1 mất điện → nhả tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực →Đ1 mất điện → ngừng hoạt động, contactor K2 mất điện → động cơ Đ2 ngừng hoạt động.


Nếu Đ1 không hoạt động thì Đ2 cũng không hoạt động.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác động (mở tiếp điểm (2, 6) hoặc (6, 8)), ngừng cấp điện cho 2 contactor → ngừng hoạt động của 2 động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm (4, 2) → đèn đỏ báo hiệu sáng.

10. MẠCH HÃM ĐỘNG NĂNG


10.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

10.2. Nguyên lý hoạt động:


Nhấn nút M, contactor K có điện → đóng tiếp điểm duy trì K(3-5) → đóng tiếp điểm chính K ở động mạch lực → cấp điện cho đông cơ ĐC chạy, đèn xanh báo hiệu sáng.


Đồng thời tiếp điểm contactor K(10-6) mở, khống chế contactor H → không thể thực hiện quá trình hãm động cơ.
Nhấn nút D, contactor K mất điện → nhả tiếp điểm chính K ở mạch động lực →động cơ DC mất điện →ngừng hoạt động. Đồng thời, tiếp điểm nút nhấn kép D (1-7) đóng, contactor H có điện → đóng tiếp điểm duy trì (1-7) →đóng tiếp điểm H ở mạch động lực → cấp điện DC để hãm động cơ. Đồng thời tiếp điểm contactor H (8-6) mở, khống chế
contactor K → động cơ không thể hoạt dộng. Lúc này timer T có điện, sau thời gian giới hạn, tiếp điểm (7-9) mở ra→ contactor H mất điện→ quá trình hãm kết thúc.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác dộng mở tiếp điểm (6-2), mạch ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm (4-2), đèn đỏ báo hiệu sáng.

11. MỞ MÁY TRÌNH TỰ 3 ĐỘNG CƠ THEO NGUYÊN TẮC THỜI GIAN


11.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

11.2. Nguyên lý hoạt động:


Nhấn nút M, contactor 1K có điện → đóng tiếp điểm duy trì K(3-5)→ đóng tiếp điểm chính 1K ở mạch động lực→ cấp điện cho ĐC1 chạy . Lúc này Timer 1T có điện, sau thời gian 1T → tiếp điểm 1T(3-7) đóng lại→ cấp điện cho contactor 2K→ đóng tiếp điểm chính 2K ở mạch động lực→ cấp điện cho đông cơ ĐC2 chạy. Lúc này Timer 2T có điện, sau thời
gian 2T, tiếp điểm 2T(3-9) đóng lại→ cấp điện cho contactor 3K →đóng tiếp điểm chính 3K ở mạch động lực → cấp điện cho đông cơ ĐC3 chạy, đèn xanh báo hiệu sáng.


Nhấn nút D, contactor 1K mất điện→ tiếp điểm chính 1K ở mạch động lực→động cơ ĐC1 mất điện→ timer 1T mất điện→ tiếp điểm (3-7) mở ra → contactor 2K mất điện→động cơ ĐC2 mất điện →tiner 2T mất điện→tiếp điểm (3-9)mở ra → contactor 3K mất điện→ động cơ ĐC3 mất điện.


Khi quá tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm RN(6-2) hay RN(10-8) hay (8-6) → mạch ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm (4-2),đèn đỏ báo hiệu sáng.

12. MẠCH ĐÔI NỐI SAO – TAM GIÁC ĐỘNG CƠ


12.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực.

12.2. Nguyên lý hoạt động


Nhấn nút M, contactor K, KY có điện → đóng tiếp điểm duy trì (3-5)→ đóng tiếp điểm chính K, KY ở mạch động lực → động cơ khởi động ở chế độ Y, đèn vàng báo hiệu sáng.Đồng thời tiếp điểm contactor KY (10-6) mở, khống chế contactor K∆→ động cơ không thể khởi động ở chế độ ∆. Lúc này Timer T có điện, sau thời gian T, tiếp điểm (5-
7) mở ra→ contactor KY mất điện, tiếp điểm T(5-9) đóng lại→ contactor K∆ có điện → đóng tiếp điểm chính K∆ ở mạch động lực → động cơ khởi động ở chế đô ∆, đèn xanh báo hiệu sáng. Đồng thời tiếp điểm contactor K∆ (8-6) mở, khống chế contactor KY → động cơ không chạy chế đô Y được. Qúa trình mở máy kết thúc. Nhấn nút D→ ngừng
cung cấp điện cho mạch điều khiển→động cơ ngừng hoạt động. Khi qua tải relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (6-2) → mạch ngừng hoạt động → đóng tiếp điểm (4-2), đèn đỏ báo hiệu sáng.

Hãy liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên viên kỹ thuật.

Hotline: 0983 426 969