Màn hình HMI hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ dân dụng đến công nghiệp. HMI đóng vai trò khá quan trọng trong việc giao tiếp giữa người và máy móc thiết bị, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp.
Dưới đây là tổng hợp một số điều cần biết về HMI:
1. HMI là gì?
HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interface, nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện thì đó là một HMI.
Màn hình HMI Schneider Electric
Màn hình HMI hiện nay đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong công nghiệp, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong phần kết nối người vận hành và các thiết bị máy móc.
Ví dụ: điện thoại cảm ứng mà bạn đang sử dụng cũng được gọi là một dạng HMI, máy tính bảng, ipad,… và máy ATM để bạn rút tiền đều là màn hình HMI.
2. Cấu tạo:
+ Phần cứng:
- Màn hình
- Các phím bấm
- Chip CPU
- Bộ nhớ chương trình: ROM,RAM, EPROM/Flash,…
+ Phần mềm:
- Các đối tượng (Object)
- Các hàm và lệnh
- Phần mềm phát triển
- Các công cụ xây dựng HMI
- Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối
- Các công cụ mô phỏng
+ Truyền thông:
- Các cổng truyền thông: RS232, RS485, Ethernet, USB
- Các giao thức truyền thông: Mobus, CANbus, PPI, MPI, Profielbus
Hệ thống sử dụng HMI
3. Nguyên lý hoạt động:
HMI là thiết bị tự động hóa hiện đại. Nguyên lý hoạt động của nó cũng không quá phức tạp. Bạn có thể hiểu là nó là một giao diện vận hành, ở giữa, trung gian kết nối máy móc và con người.
HMI sẽ được kết nối với các thiết bị khác thông qua cáp tín hiệu. Khi người kỹ thuật vận hành nhấn các nút hoặc chạm cảm ứng trên màn hình hoặc cài đặt các thông số máy. Những yêu cầu này sẽ được gửi đến PLC. PLC nhận tín hiệu và tiến hành điều khiển máy móc, hệ thống, dây chuyền hoạt động.
Không những vậy, trong quá trình hoạt động các máy móc hay dây chuyền có thể gửi tín hiệu ngược lại bao gồm thông số và trạng thái hoạt động để thể hiện trên màn hình HMI. Từ đó thông qua HMI và PLC thì con người có thể giám sát và điều khiển thuận tiện. So với trước đây thì HMI mang đến cho người dùng nhiều tiện ích hơn, đảm bảo công việc năng suất, hiệu quả và bớt cực nhọc hơn.
4. Ứng dụng:
Trong công nghiệp:
- Đơn giản hóa các phần tử vật lý như: nút bấm, công tắc, thanh gạt, biến trở,vv… khi chúng ta xây dựng một dây chuyền, hệ thống máy móc phức tạp.
- Để hiển thị tất cả các quá trình vận hành trên một màn hình giao diện đồ họa.
- Để truyền tải , cập nhật thông tin đầy đủ, tức thời đến kỹ thuật viên vận hành máy.
Dân dụng:
- HMI được ứng dụng trong các loại máy giặt, máy sấy thông qua các nút bấm và đèn LED hiển thị mà chúng ta có thể dễ dàng cài đặt và điều chỉnh để sử dụng máy.
- Giúp điều chỉnh thời gian và nhiệt độ trong các lò viba, lò vi sóng
- HMI màn hình cảm ứng trong các loại Smartphone, tivi, máy tính bảng, ipad, đồng hồ cảm ứng thông minh, vv…
HMI đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cả về công nghiệp lẫn dân dụng. Dưới đây là một số thông tin về HMI từ hãng Schneider Electric, với những ưu điểm vượt trội sản phẩm này đang là giải pháp tối ưu cho hệ thống điều hành cho lĩnh vực công nghiệp:
Proface – GP4000 series
Màn hình phổ thông GP4000 series:
- Dãy sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu 3.5” – 12.1” *Có dạng HMI cầm tay
- Các cổng liên kết: SD card; Ethernet; RS-232C/422/485; USB A/mini B
- Nhiều sự lựa chọn:
- Màn hình cảm ứng dạng Analog/Matrix
- Màn hình có phủ Coating cho môi trường khắc nghiệt
- Phần mềm: Remote HMI; GP-Viewer EX; Pro-Server EX; GP-Pro EX.
Màn hình phổ thông GP4000 series
Giải pháp của Proface:
- Dễ dàng lắp đặt cho máy móc hiện có. Không cần phải xây dựng lại hệ thống từ đầu gây tốn kém tiền bạc và thời gian.
- Kết nối với thiết bị của nhiều hãng. Pro-face hỗ trợ driver cho hơn 130 PLC/bộ điều khiển.
- Thu thập dữ liệu về máy tính PC mà không cần phải lập trình phức tạp nhờ các phần mềm IoT của Proface
Hãy liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên viên kỹ thuật.
Tìm hiểu thêm một số thông tin kỹ thuật tại đây